GIẢI PHÁP CMS

CMS (Content Management System) là hệ thống quản trị nội dung. Với các trang web mà nội dung chính là những bài blog, báo chí, bán hàng hay đơn giản là những thông tin cho công ty thì CMS là một lựa chọn tối ưu.

Mục đích chính để sử dụng CMS đó là:

  • Nội dung bạn muốn truyền tải phong phú, đa dạng và thay đổi hàng ngày.
  • Theo dõi, kiếm soát lượt đọc và tương tác với người đọc.
  • Đưa ra thông tin kịp thời và phù hợp với xu hướng.
  • Dùng để PR, Marketing cho các sản phẩm cũng như giải pháp của bạn.

Và để đánh giá một CMS tốt thì cần lựa chọn những tiêu chí:

  • Sự phổ biến cũng như tuổi đời của hệ thống xây dựng CMS.
  • Sự linh hoạt trong việc phân quyền quản trị nội dung.
  • Có nhiều plugin hỗ trợ và đáp ứng đầy đủ hầu hết mọi yêu cầu mà bạn mong muốn.

Và về tính chất của một CMS thì có thể chia ra 2 loại:

  • Về báo chí: thì nội dung đó là các bài viết bao gồm văn bản, hình ản và media,..
  • Về bán hàng: thì nội dng đó là trình bày sản phẩm và quy trình shopping/order trực tuyến.

Hiện nay, có rất nhiều CMS framework nhưng phổ biến và được sử dụng nhiều nhất đó là [1]:

  1. WordPress (link)
  2. Joomla (link)
  3. Drupal (link)
  4. Squarespace (link)
  5. Shopify (link)
  6. Magento (link)
  7. Blogger (link)
  8. Wix (link)
  9. PrestaShop (link)
  10. TYPO3 (link)
  11. ….

Các bạn sẽ dễ dàng nhận thấy WordPress luôn  dẫn đầu. Tại sao lại như vậy? [2]

  1. Điều đầu tiên là WordPress là framework mã nguồn mở, miễn phí và được phát triển từ năm 2003 (có 15 năm thâm niên).
  2. Có hầu hết các chức năng: quản lý người dùng, phân quyền, quản lý blog, article, hỗ trợ theme, cài đặt thêm plugin,… và đặc biệt là bạn có thể phát triển thêm chức năng và custom chúng một cách dễ dàng.
  3. Có sự tin dùng của tất cả các developers trên thế giới.

Tại ECR, chúng tôi không chỉ sử dụng WordPress để phát triển các website: tin tức, branding cho công ty hay thương mại điện tử mà con sử dụng nó để phát triển thành nền tảng một ứng dụng web.

Điển hình là các portal được phát triển thêm các chức năng:

  1. Tích hợp cổng thanh toán trực tuyến: paypal, stripe, global telekom,…
  2. Xây dựng thành hệ thống game portal với việc tích hợp: steam, internet business suite (IBS), gaminside, …
  3. Xây dựng hệ thống web api để chia sẻ dữ liệu.

Chính điều này WordPress không còn là 1 framework để xây dựng những website thông thường mà trở nên những ứng dụng web tiện ích và phục vụ cho nhu cầu business của các doanh nghiệp vừa và nhỏ (SMEs).

Tham khảo:


Bài viết liên quan