Chuyển Đổi Số Doanh Nghiệp

1. Thế nào là chuyển đổi số?

Chuyển đổi số là sự phát triển và thích ứng của mọi quy trình kinh doanh, vận hành của tổ chức theo nhu cầu của khách hàng, người sử dụng bằng những giải pháp công nghệ dựa trên dữ liệu thu được từ giải pháp số.

2. Định nghĩa này đúng với mọi lĩnh vực?

Đây có thể được xem là định nghĩa tối giản nhất. Đây là một “tên gọi” cho quá trình thay đổi và vận hành dựa trên các yếu tố sau:

  • Dữ liệu số (data) của người sử dụng.
  • Quy trình tương tác và kinh doanh giữa nhà cung cấp và người sử dụng.
  • Sự thích ứng trên nhu cầu thực tế và sự thay đổi trong giải pháp số theo nhu cầu thực tế.

Ví dụ:

Doanh nghiệp của bạn đã đó các công cụ (website, ứng dụng di động) bán hàng, và theo cách truyền thống thì bạn sẽ nhận đơn hàng từ khách hàng qua việc đặt hàng trên công cụ đó. Nhưng đó chỉ là bước đầu của việc số hoá. Bây giờ bạn đã có:

  • Dữ liệu mua hàng của khách hàng.

Vậy thì doanh nghiệp của bạn đã gọi là đã chuyển đổi số thành công không? KHÔNG!

Bây giờ, một nhu cầu đặt ra là khuyến khích các khách hàng cũ tiếp tục mua hàng và phù hợp theo mong muốn hiện thời của khách hàng. Cũng như, kêu gọi khách hàng cũ giới thiệu thêm các khách hàng mới vào công cụ của bạn.

Để làm được việc đó bạn cần thêm những dữ liệu số như bên dưới, đó là:

  • Cách sử dụng công cụ của khách hàng trên công cụ của bạn cung cấp.
  • Việc mô hình kinh doanh của bạn tối ưu hoá cũng như mời gọi khách hàng mua hàng từ thực tế được số hoá và thay đổi ngay trên công cụ.

Và đây là một chặng đường vì có thể bạn sẽ đầu tư rất nhiều để đạt được mục đích đó.

Có giải pháp thu thập dữ liệu trên công cụ.

Số hoá quy trình hoặc tìm cách phát triển sự thích ứng của bản thân công cụ từ dữ liệu thu thập được.

Bạn có thể so sánh các website bán hàng khác với tiki.vn hoặc ứng dụng gọi xe với siêu ứng dụng Grab để thấy rõ hơn.

3. Quá trình chuyển đổi số một doanh nghiệp nên bắt đầu từ lúc nào?

Thực tế thì đây là yêu cầu cho sự sống còn của doanh nghiệp. Trong thời đại tất cả thông tin đều được số hoá (do nhu cầu sử dụng thiết bị thông minh của người dùng) thì việc tiếp cận được thông tin và đưa ra các gợi ý sử dụng (từ mua hàng, cung cấp dịch vụ, …) cho người dùng một cách thông minh thì là yêu cầu cần thiết và mang tính quyết định cho doanh nghiệp.

Chuyển đổi số là một quá trình tiếp diễn chứ không phải là đích đến. Doanh nghiệp quyết định việc chuyển đổi số càng sớm thì càng có lợi cho tương lai, vì không ai muốn mình trở thành lỗi thời và đứng ngoài cuộc chơi.

4. Quá trình chuyển đổi số khi nào là hoàn tất?

Chuyển đổi số là một quá trình tiếp diễn như đã nói ở trên. Chúng ta chỉ có thể xác nhận là có tiếp tục hay dừng lại quá trình này không. Việc chuyển đổi số thành công hay thất bại là do các yếu tố lợi ích của quá trình này mang lại. Có thể doanh nghiệp sẽ tìm được phương án kinh doanh thuận lợi nếu đầu tư đúng và cũng có thể thất bại nếu chẳng thu được lợi ích gì từ quá trình đó.

5. Quá trình này cần đầu tư công nghệ như thế nào?

Có thể bạn đã được “khuyên” là bắt đầu với eCommerce (website, mobile app) rồi các công cụ cao cấp hơn một chút: BI (Business Intelligence), CRM, ERP, rồi đến thuật ngữ thời thượng như Big Data, Machine Learning, AI , IoT, …

Có thể sau khi nghe qua thì chắc chẳng ai muốn đầu tư vào quá trình này cả vì sẽ rất dài và tốn kém.

Điều này HOÀN TOÀN SAI. Vì trước tiên, doanh nghiệp phải xác định quá trình chuyển đổi số sẽ mang lợi ích gì cho doanh nghiệp trước tiên. Ví dụ:

  • Bán thêm được nhiều hàng hoá?
  • Có thêm nhiều khách hàng mới?
  • Giữ lại sự trung thành của khách hàng cũ?

Đây là các câu hỏi mà doanh nghiệp cần đặt ra để tìm cách chuyển đổi số cho thích hớp chứ không phải công nghệ như lầm tưởng.

6. Đây có phải cuộc chơi của các “ông lớn”?

Việc duy trì lợi ích và áp lực từ nhu cầu thực tế thì đây cũng là yêu cầu cho sự thay đổi đến từ các “ông lớn”. Với các doanh nghiệp lớn, thì việc thay đổi sẽ càng khó nhưng cũng là yêu cầu cấp thiết.

Còn đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ, thì việc áp dụng và thay đổi sẽ dễ dàng hơn nhưng yếu tố thời điểm bắt đầu cũng như khả năng thích ứng của người lãnh đạo và đội ngũ vận hành sẽ là yếu tố đóng vai trò quyết định.


Bài viết liên quan